Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

LÝ THUYẾT "TRUNG TÂM VÀ NGOẠI VI" TRONG NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN VĂN HÓA

GS. TS. Ngô Đức Thịnh
(Viện Nghiên cứu văn hoá)
1. Từ thuyết "truyền bá" đến thuyết "trung tâm và ngoại vi"
Thuyết "trung tâm" trong nghiên cứu văn hoá đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường phái "Truyền bá luận" (diffutionisim) Tây Âu đưa ra từ các thập kỉ cuối thế kỉ XIX đầu XX, mà các đại diện chính của trường phái này là các nhà nghiên cứu Đức - Áo, như L. Frobenius, F.Ratsel [5], F. Grabner [1], W. Schmidt [6]. Họ chủ trương rằng, các sáng tạo văn hoá của nhân loại bao giờ cũng xuất phát điểm từ một nơi, thuộc một cộng đồng nào đó, rồi sau đó lan truyền đi các nơi khác và chính sự lan truyền ấy tạo nên động lực của sự phát triển văn hoá nói riêng và của xã hội nói chung. Điều đó cũng có nghĩa là, đối với một số cộng đồng, sự tiến bộ văn hoá chủ yếu do vay mượn chứ không phải do sự sáng tạo độc lập của cộng đồng ấy [4]. Cũng phải nói thêm rằng, trước các nhà "truyền bá luận", nhiều nhà nghiên cứu đã nói tới các hiện tượng "thiên di", "lan toả", "mô phỏng" văn hoá, tức là đề cập tới một thuộc tính cơ bản của văn hoá, đó là sự giao lưu, ảnh hưởng, là sự chia xẻ các giá trị văn hoá.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

VĂN HÓA GIA ĐÌNH


                                                                                                     Lê Ngọc Văn
Từ hướng tiếp cận xã hội học về văn hóa, tác giả bài viết đưa ra cách hiểu về khái niệm văn hóa gia đình: những đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển; cấu trúc, chức năng; đối tượng và các nội dung nghiên cứu của văn hóa gia đình. Hướng tiếp cận xã hội học về văn hóa gia đình co thể giúp cho các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình có thêm những cơ sở khoa học cho việc triển khai các công trình nghiên cứu văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình. Nghiên cứu văn hóa gia đình giúp chúng ta có cơ sở khoa học để hiểu đúng bản chất và truyền thống của gia đình Việt Nam, thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa gia đình Việt Nam với gia đình các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó chúng ta có thể tìm kiếm những giải pháp và chiến lược phát huy vai trò to lớn của gia đình trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần củng cố sự bền vững của gia đình, giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn lực con người đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu văn hóa gia đình còn giúp chúng ta hiểu được bản chất văn hóa Việt Nam, bởi vì gia đình Việt Nam là một thiết chế nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống, có chức năng lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hóa của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC

Bác Hồ- người cha già vĩ đại của dân tộc ta, anh hung giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cuộc đời, Bác một lòng vì nước, vì dân, lo cho dân có đủ cơm ăn, áo mặc. Tình cảm của Bác thật bao la, sự hy sinh của Bác cao cả. Nhớ lại câu nói của Bác:Hầm trú ẩn có an toàn không? Mũ phòng không có chắc chắn không? Đồng bào có đủ ăn, đủ mặc không?”. Câu nói ấy thật thật gần gũi, thể hiện một tình yêu bao la đối với đồng bào, đồng chí.

Mỗi ngày một cuốn sách: Giới thiệu cuốn "Quyền lực, tham vọng, vinh quang".

 
Trước nay đã có rất nhiều tác giả viết về những nhà chinh phục vĩ đại, những danh tướng thời cổ đại đã trở thành huyền thoại như Cyrus đại đế của Ba Tư; Alexander đại đế của Hy Lạp; Hannibal của xứ Carthage; Caesar của La Mã... Mới đây nhất, Steve Forbes và John Prevas - một người là chủ tịch Forbes Media và người kia là giáo sư lịch sử cổ đại - đã cho ra đời cuốn sách khá độc đáo về những con người kiệt xuất này, dưới tựa đề: Quyền lực, tham vọng và vinh quang (Power Ambition Glory, xuất bản năm 2009(*).


 _________
(*) Dịch giả Vũ Thanh Tùng, NXB Trẻ xuất bản, giá bìa 85.000 đồng.




Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Bài tiểu luận xã hội học Lao động nghề nghiệp " Chuyển dich cơ cấu lao động của hộ gia đình nông thôn (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội)"

Nguyễn văn Khởi
1.      Đặt vấn đề
Các huyện ngoại thành tại Hà Nội là một trong số những nơi chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa sâu sắc nhất trong những khu vực ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh với khoảng 200 dự án đầu tư chủ yếu là phát triển khu đô thị từ năm 2000 – 2005. Xã Mễ Trì thuộc vùng quy hoạch đô thị quan trọng với các dự án lớn được triển khai: Xây dựng các khu Liên hơp thể thao Quốc gia Mỹ Đình – Mễ Trì, Trung tâm Hội nghị quốc gia; đường cao tốc Láng Hoà Lạc, phát triển các khu nhà ở và chung cư hiện đại… [1].

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012


1. Thông tin về tác giả:
Émile Durkheim (15/4/1858 - 15/11/1917) là nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu; người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học. Những công sức của ông trong việc thực hiện và biên tập tạp chí L'Année Sociologique đã giúp xây dựng xã hội học thành một môn khoa học xã hội được chấp nhận trong giới hàn lâm. Trong suốt cuộc đời mình, Durkheim đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và cho xuất bản vô số sách xã hội về các chủ đề như giáo dục, tội phạm, tôn giáo, tự tử và nhiều mặt khác của xã hội. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập môn xã hội học.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

LÀNG VÀ QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ

GS.TS. Ngô Văn Lệ
Trường Đại học KHXH &NV, ĐHQG TP.HCM
Theo bước chân mở cõi của Chúa Nguyễn Hoàng thế kỷ XVI, người Việt đã tiến về phương Nam lập làng sinh sống. Lịch sử hình thành khác nhau nên làng Việt Bắc bộ và làng Việt Nam bộ cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt. Nghiên cứu Làng và quan hệ dòng họ của người Việt Nam bộ của Gs Ngô Văn Lệ đã chỉ ra và lý giải những đặc trưng này. Trích từ trong Đề tài cấp nhà nước Đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ, 6/2011.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN

GS.TS Hồ Sỹ Quý
(Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
Lời BBT:
Những năm 60, gần như cả châu Á chìm trong nghèo đói và chậm phát triển. Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, nghĩa là chỉ sau khoảng thời gian không dài của thế kỷ XX bộn bề các sự kiện nóng bỏng, thế giới phải “giật mình” khi 4 con rồng châu Á xuất hiện. Đến cuối thế kỷ, “châu Á phục hưng” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc với nhiều diễn đàn và các nhà nghiên cứu đã không ngần ngại dự báo những con hổ, hoặc những con hổ trẻ...  sẽ tiếp tục xuất hiện. Tâm lý khát khao cháy bỏng vươn tới thịnh vượng, hay nói thực tế hơn, “cơn khát phát triển” đã có mặt ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đó là một nội dung chính của bài viết. Từ góc độ văn hóa và con người, tác giả phân tích mặt tích cực và chỉ ra một số tiêu cực của cơn khát phát triển.
Ở một nội dung chính khác, bài viết lý giải tại sao một số quốc gia đã từng có thời kỳ tăng trưởng nhanh, đã từng được kỳ vọng như Peru ở Mỹ Latinh hay Indonesia, Malaysia ở Đông Nam Á..., song đến nay vẫn không hoặc chưa “hóa rồng”. Theo tác giả, bẫy thu nhập trung bình, là rào cản đáng sợ nhất ngăn trở bước nhảy vọt của các khát vọng phát triển.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

BÀN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

Nguyễn Trần Bạt
Văn hóa luôn là môi trường tinh thần của cuộc sống trong bất cứ cộng đồng xã hội nào. Văn hóa kinh doanh cũng vậy, càng ngày xã hội càng nhận thức được vai trò quan trọng của nó trong đời sống, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi nói đến văn hóa kinh doanh, người ta vẫn có nhiều cách hiểu rất khác nhau.
 1. Tính tất yếu của văn hóa kinh doanh
Văn hóa luôn là môi trường tinh thần của cuộc sống trong bất cứ cộng đồng xã hội nào. Văn hóa kinh doanh cũng vậy, càng ngày xã hội càng nhận thức được vai trò quan trọng của nó trong đời sống, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi nói đến văn hóa kinh doanh, người ta vẫn có nhiều cách hiểu rất khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Nói đến kinh doanh là nói đến những hoạt động thu lợi nhuận mà để có lợi nhuận, con người thường có xu hướng xâm hại đến lợi ích của người khác. Còn nói đến văn hóa là nói đến cái tốt, cái đúng, nói đến đạo đức, thẩm mỹ và những gì tốt đẹp nhất. Cho nên cần phải làm thế nào đó để đưa nhân tố văn hóa vào kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh lành mạnh hơn và ngược lại, đưa các nhân tố kinh doanh vào văn hóa mà không làm tổn hại đến văn hóa. Cách hiểu như vậy đưa đến một kết luận là muốn cho hoạt động kinh doanh lành mạnh thì phải đưa các yếu tố văn hóa vào đời sống kinh doanh. Điều đó có nghĩa là, phải xây dựng văn hóa kinh doanh. Chính vì thế mà trong xã hội đang xuất hiện phong trào xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, với mục đích là dùng yếu tố văn hóa để gia tăng giá trị thẩm mỹ và đạo đức cho cộng đồng kinh doanh.