Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012


1. Thông tin về tác giả:
Émile Durkheim (15/4/1858 - 15/11/1917) là nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu; người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học. Những công sức của ông trong việc thực hiện và biên tập tạp chí L'Année Sociologique đã giúp xây dựng xã hội học thành một môn khoa học xã hội được chấp nhận trong giới hàn lâm. Trong suốt cuộc đời mình, Durkheim đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và cho xuất bản vô số sách xã hội về các chủ đề như giáo dục, tội phạm, tôn giáo, tự tử và nhiều mặt khác của xã hội. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập môn xã hội học.
2.Thông tin về tác phẩm: Về cuốn sách: Các quy tắc của phương pháp xã hội học của Emile Durkheim:
"Khi cuốn sách này xuất bản lần đầu, nó làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt. Những tư tưởng hiện hành, như thể bị ngỡ ngàng, đã chống lại ngay từ đầu với một sức mạnh đến mức, trong một thời gian, chúng tôi hầu như không thể nào lên tiếng trả lời  được." (Lời tựa) Thế nào là một sự kiện xã hội? Các quy tắc về sự quan sát các sự kiện xã hội; Các quy tắc về sự phân biệt giữa cái bình thường và cái bệnh lí; Các quy tắc về sự cấu tạo các loại hình xã hội; Các quy tắc về việc giải thích các sự kiện xã hội; Các quy tắc về việc tổ chức luận cứ chứng minh và các đặc điểm tổng quát của phương pháp này: Sự độc lập mặt-đối-mặt của nó với bất cứ nền triết học nào, tính khách quan, đặc điểm xã hội học của nó… xã hội học như là môn khoa học tự trị. Cuộc chinh phục tính tự trị này là bước tiến bộ quan trọng nhất vẫn còn phải làm đối với môn xã hội học. Quyền uy lớn hơn của môn xã hội học có tính thực tiễn như thế.


Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tác giả không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.
Theo tác giả, nền dân trị  hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
- Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?
- Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với  thể chế chính trị đại diện?
- Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?
- Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

                                            Tài liệu tham khảo
1.http://nxbtrithuc.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét