Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Bài tiểu luận xã hội học Lao động nghề nghiệp " Chuyển dich cơ cấu lao động của hộ gia đình nông thôn (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội)"

Nguyễn văn Khởi
1.      Đặt vấn đề
Các huyện ngoại thành tại Hà Nội là một trong số những nơi chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa sâu sắc nhất trong những khu vực ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh với khoảng 200 dự án đầu tư chủ yếu là phát triển khu đô thị từ năm 2000 – 2005. Xã Mễ Trì thuộc vùng quy hoạch đô thị quan trọng với các dự án lớn được triển khai: Xây dựng các khu Liên hơp thể thao Quốc gia Mỹ Đình – Mễ Trì, Trung tâm Hội nghị quốc gia; đường cao tốc Láng Hoà Lạc, phát triển các khu nhà ở và chung cư hiện đại… [1].
Trong những năm qua cùng với sự mở rộng không ngừng của các dự án công nghiệp thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Xã có sự thay đổi rõ nét. Cùng với quá trình đô thị hoá là quá trình phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn với Nghị quyết 26 – NQ/TƯ “ Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” cũng có tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của các xã ngoại thành Hà Nội trong đó có Mễ Trì.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại Mễ Trì không giống như bất kỳ các xã thuần nông nào khác. Quá trình chuyển đổi này chủ yếu không phải là quá trình chuyển đổi tự nhiên mà hầu như là quá trình chuyển đổi áp bức. Bởi lẽ một xã thuần nông như Mễ trì thì khả năng để phát triển những nghề truyền thống là rất cao nếu không nói đến sự phù hợp. Nhưng sự phát triển của đô thị đã phần nào làm thay đổi cơ bản những ngành nghề chính này làm cho một bộ phận lao động chuyển sang các ngành nghề lao động khác. Để tìm hiểu sâu sa thực trạng của vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn tại Mễ Trì và những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu hợp lý, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này.
2.      Mục đích nghiên cứu.
·        Đề tài nhằm làm sáng tỏ thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu lao động tại xã Mễ Trì.
·        Dự báo xu hướng chuyển dịch của cơ cấu lao động trong tương lai.
·        Đưa ra những giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động tại Mễ Trì một cách hợp lý
3.      Mục tiêu nghiên cứu
·        Tìm hiểu thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu lao đông tại xã Mễ Trì.
·        Những nhân tố tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
·        Dự báo tình hình lao động trong đến năm 2015.
4.      Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp làm cơ sở phương pháp luận và cở sở dữ liệu cho đề tài
Nội dung
1.      Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.  Cở sở lý luận và các khái niệm liên quan
1.1.1.     Cơ sở lý luận
Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong gia đình trong thời kỳ đổi mới là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Việc tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lao động dựa trên nghề nghiệp cụ thể của các gia đình tại Mễ Trì cũng gặp không ít những khó khăn vì xã Mễ Trì đang chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa với sự lộn xộn của các công trình công nghiệp đã phá vỡ cơ cấu lao động trong các hộ gia đình tại xã. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với thị trường lao động là khó khăn chung của các tỉnh không riêng gì Hà Nội. Theo GS.TS Lê Xuân Bá – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì thách thức việc làm nói chung và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn – thành thị nói riêng thường thấy rõ hơn ở cấp tỉnh nơi gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Ở nước ta việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xướng với chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương và Th.S Nguyễn Thị Lan thì “ Nếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cả nước có chiều hướng tiến triển nhanh thì chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung diễn ra tuy chậm hơn nhưng có ý nghĩa với 10 năm trước đó”.Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nước ta chủ yếu vẫn đang ở những bước đầu của chuyển dịch cơ câu lao động và vẫn chưa đi vào ổn đinh tức là chủ yếu vẫn là chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều rộng chưa đi vào chiều sâu. 
Theo tác giả Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Mai trong “Những biến đổi kinh tế- xã hội của hộ gia đình” đã kết luận: Quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa, bên cạnh những bước tiến rõ rệt về nhiều mặt kinh tế và mức sống đã nảy sinh những vấn đề bức xúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, về tình trạng thiếu việc làm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, về những tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với sinh kế của nông dân, về tình trạng nghèo đói vẫn còn phổ biến, về việc nông dân chưa có kiến thức và thông tin thị trường cần thiêt để có chiếm lược kinh doanh hiệu quả, đồng thời cũng chưa có được sự bảo trợ trước những tác động khuynh đảo của thị trường v.v…
1.1.2.     Các khái niệm liên quan
Gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người[2].
Hộ gia đình: là nhóm những thành viên trong gia đình có kê khai về nhân khẩu, dựa trên những phương thức lao động nhất định
Chuyển dịch cơ cấu lao động: là quá  trình di chuyển một bộ phận lao động từ hình thức sản xuất này sang hình thức sản xuất khác
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của các bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng có hướng đích, mục tiêu[3]
Nông thôn: là khu vực địa lý chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp.
Lao động: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên,  một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”[4]
Lao động lá sự nỗ lực về mặt thể lực, tinh thần và tình cảm định hướng vào việc sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực người của mỗi cá nhân[5]
Việc làm: là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm[6].
Lực lượng lao động: được dùng đê chỉ tập hợp gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao đông (1) đang có việc làm hoặc (2) đang không có việc làm[7].
Cung lao động: là toàn bộ những nguồn lực lao động mà các nhà tuyển dụng cần.
Cầu lao động: là toàn bộ những tiềm năng lao động của những người lao động có thể cung cấp cho thị trường lao động
Đô thị hoá: Quá trình đô thị hóa là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị (Trịnh Duy Luân, 2004)
Đô thị hóa không chỉ là thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội (J.Macionis, 1988). Đó là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử vốn đặc trưng cho người dân đô thị tới các vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội nói chung.
1.2.  Vài nét xã Mễ Trì[8].
Mễ Trì nằm ở phía tây huyện Từ Liêm, có diện tích tự nhiên là 7,06km2 , chiếm 9,42% tổng diện tích toàn huyện, nằm cận sát với khu vực nội thành Hà Nội. Thống kê dân số hang năm của xã cho thấy giai đoạn 1995 – 2000, tỷ lệ tăng dân số các năm tương đối đều. Từ năm 2000 đến nay, dân số toàn xã có xu hướng tăng nhanh; đặc biệt năm 2003 cí tỷ lệ tăn dân số cao nhất 2,43%, trong đó gia tăng tự nhiên là 1,58%, gia tăng cơ học là 0,58%. Năm 2004 xã có 3891 hộ gia đình với tổng số dân là 19589 người. Năm 2005 xã có 4.494 hộ và số dân tăng lên nhiều hơn nữa.
Bảng 1: Dân số xã Mễ Trì qua các năm


Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số dân toàn xã (người)
16.296
18.407
19.598

Dân số tăng thêm mỗi năm (người)
1.184
2.111
1.182

Tổng số gia đình (hộ)
3.325
3.330
3.891
4.494


Mễ Trì có 3 thôn: Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng và Phú Đô. Mễ trì là xã thuần nông và có 2 nghề phụ: Nghề làm bún và nghề làm cốm. Nghề làm bún ở thôn Phú Đô cung cấp đến 70% mặt hàng này cho thị trường Hà Nội, nghề làm cốm du nhập vào Mễ Trì cách đây 1000 năm và là nghề truyền thống có thu nhập cao cho 2 thôn Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ.
2.      Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nước ta hiện nay
2.1.  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay
Từ khi đất nước đổi mới được đánh dấu bằng Đại hội VI của Đảng năm 1986, kinh tế nước ta có sự phát triển mạnh mẽ, kinh tế thị trường được thể chế hóa và có điều kiện để phát triển mạnh. Với sự phát triển mạnh về kinh tế, năm 2010 đánh dấu cơ bản nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển theo Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và đạt mức khá cao, trung bình 7- 8%/ năm. Cùng với đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH một cách tích cực.
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là khoảng 38,7%[9].
Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước[10].
2.2.  Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nước ta hiện nay
Trong những năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá trung bình 6 – 8%/năm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực nông- lâm- ngư chuyển dịch sang cơ cấu công nghiệp dịch vụ. Trong đó sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn mang tính tích cực nhất.
Năm 2006 lực lượng lao động nông thôn chiếm 75,4% tổng số lao động cả nước (tương đương 33,6 triệu người) và đạt tốc độ tăn trưởng bình quan năm là 1,6%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước (2,3%) trong giai đoạn 1996-2006[11].

Năm 2006, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 54,7% tổng lao động nhưng giá trị GDP được tao ra từ ngành này lại thấp nhất 18,7%. Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 18% và trong ngành dịch vụ là 27,1% nhưng tạo được giá trị GDP ở mỗi ngành trên 40%[12]. Các con số trên đây cho thấy năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp.

           
Năm 2006 cả nước có 24,37 triệu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng riêng khu vực nông thôn đã có 23,17 triệu người, chiếm 95,1%. Nếu so với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 52%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, giai đoạn 1996 – 2006 tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn có chuyển biến, giảm từ 82,3% trong tổng lao động nông thôn năm 96 xuống còn 69% năm 2006, bình quân mỗi năm giảm được 1 điểm phần trăm, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước trong khu vực nhưng đó là nỗ lực của cả nền kinh tế[13].
Bảng 2: Cơ cấu lao động nông thôn trong các ngành từ 1996- 2006.


1996
2000
2005
2006
Cả nước




Số lượng (1000 người)
35385,9
38367,6
43452,4
44548,9
Cơ cấu (%)
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông-lâm-ngư
70,0
65,3
56,7
54,7
Công nghiệp- xây dựng
10,6
12,4
17,9
18,3
Dịch vụ
19,4
22,3
25,4
27,0
Nông thôn




Số lượng (1000 người)
28553,4
30055,5
32930,7
33575,8
Cơ cấu (%)
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông-lâm-ngư
82,3
79,0
71,2
69,0
Công nghiệp-xây dựng
6,8
8,3
14,0
14,8
Dịch vụ
10,9
12,7
14,8
16,1


Nguồn: Số liệu TK Việc làm – Thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005 của Bộ LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm 2006, Bộ LĐTBXH, đĩa CD.
Qua bảng số liệu ta thấy, lực lượng lao động nông thôn tăng dần trong gia đoàn 1996 -2006 tăng khoảng 5,,1 triệu người. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nhìn chung theo hướng tích cực. Lực lượng lao động chuyển dịch từ khu vực nông-lâm-ngư sang khu vực công nghiệp, dịch vụ.
3.      Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại xã Mễ Trì
3.1.  Những nhân tố tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động tại xã Mễ Trì.
3.3.1.     Quá trình đô thị hóa
Giống như các địa phương khác ở ngoại thành Hà Nội, Mễ Trì cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa ở Mễ Trì diễn ra nhanh chóng đã tác động mạnh đến sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng gia tăng lực lượng lao động trong những ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trong các ngành nông nghiệp. Ngoài một số tác động mang tính tích cực còn không ít những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến nghề nghiệp của người dân xã Mễ Trì.
Tác động tích cực
Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vữ phi nông nghiệp. Tính đến tháng 6/2005 toàn xã có 1420 hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ, tăng 250 hộ so với cuối năm 2004, số hộ sản xuất chăn nuôi tiếp tục giảm.
Đô thị hóa tạo điều kiện cho lực lượng lao động của các hộ gia đình phát huy tính chủ động, năng động hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận và phát triển các việc phi nông nghiệp và sử dụng nguồn vốn xã hội sẵn có hiệu quả hơn. Nhiều gia đình xây nhà trọ cho thuê, đối tượng thuê nàh cũng rất đa dạng như: người lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, lao động dịch vụ làm việc trong các công trình xây dựng, học sinh, sinh viên thuê nhà, người dân đến mua đất xây dựng nhà, thợ xây…
Sau khi bị thu hồi đất, gia đình chúng tôi xây vài căn phòng cho thuê nhà trọ, mỗi tháng cũng thu được khoảng 200.000 đồng/ 1 phòng, sau khi trừ hết các khoản chi phí điện, nước… thì thu nhập cúng được cao hơn so với làm nông nghiệp trước đây” (Nữ, 48 tuổi, Mẽ Trì Thượng)[14]
Đô thị hóa đã thúc đẩy các gia đình quay trở lại với ngành nghề truyền thống: nghề làm bún, nghề làm cốm.
Gia đình tôi phải làm thêm, làm thuê, đặc biệt là làm cốm để tăng thu nhập, vì đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi hết rồi” (Nữ, 35 tuổi, Mễ Trì Hạ)[15].
Những hạn chế
Phần lớn các hộ gia đình chưa sẵn sàng tham gia và hòa nhập thị trường lao động trong điều kiện chuyển đổi từ môi trường nông nghiệp sang môi trường đô thị. Có một tỷ lệ lớn lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ chấp nhận hoàn cảnh thất nghiệp hặc tình trạng việc làm bị thu hẹp “ Thanh niên ở đây toàn bộ bỏ học từ lớp 5, lớp 6 giờ biết làm gì? Chỉ biết làm thợ xây, phụ hồ… thằng nào không chịu được khổ thì ở nhà ăn bám, thế thôi” (Nữ, 58 tuổi, buôn bán)[16].
Phần lớn người dân sử dụng chưa hợp lý và có hiệu quả tiền đền bù do thu hồi đất và tiền bán đất. Họ chủ yếu dùng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại đắt tiền… còn sử dụng tiền cho việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm mới của một số hộ là không nhiều “ Tôi thấy có nhiều hộ gia đình nhàn rỗi không biết làm gì, họ bảo tranh thủ đẻ thêm con cho đỡ buồn, kể cả có người sinh con thứ 3, thứ 4. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình gặp nhiều khó khăn. Sau này chi tiêu hết tiền, không biết họ sẽ làm gì” (Nam,52 tuổi, trưởng thôn Phú Đô)[17].
3.3.2.     Một số chính sách của Đảng và Nhà nước
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn được ban hành theeo Quyết định số 26 – NQ/TƯ đã có những tác động làm chuyển biến bộ mặt nông thôn Việt Nam. Mễ Trì mặc dù là xã có những dự án phát triển đô thị lớn của Hà Nội nhưng vẫn là một xã nằm trong vùng nông thôn. Quá trình đô thị hóa một phần cũng đem lại cho Mễ Trì một bộ mặt nông thôn mới nhưng xã vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn nội tại giữa việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại Mễ Trì diễn ra tích cực có chiều sâu.
Chính sách thu hồi và đên bù đất và các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân cũng có những tác động mạnh mẽ đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động của Mễ Trì.


Bảng 2: Hộ gia đình bị thu hồi đất giai đoạn 2000- 2005 phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh của xã Mễ Trì[18].

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình
 Số hộ gia đình bị thu hồi đất (hộ)
Tỷ lệ (%)
Thuần nông nghiệp
2181
65,2
Nông nghiệp và phi nông nghiệp
983
29.3
Phi nông nghiệp
185
5.5
Tổng
3354
100.0


Tác động của chính sách thu hồi đất của Nhà nước tại Mễ Trì không chỉ để xây dựng các công trình công nghiệp mà còn phục vụ các công trình chính trị và hành chính Quốc gia như Trung tâm Hội nghị Quốc gia… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động với họ gia đình tại Mễ Trì.
3.2.  Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại xã Mễ Trì
Cơ cấu lao động của xã Mễ Trì có nhiều sự biến đổi, tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm mạnh từ 44,1% năm 2003 xuống còn 24,9% năm 2005. Số hộ làm trong các ngành thương mại và dịch vụ tăng mạnh năm 2003 là 5,1%, năm 2004 tăng lên 29%, đến năm 2005 tăng lên 31,8%. Số hộ làm trong các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng giảm từ 8,1% xuống còn 2,9%.
Bảng 2: Dân số xã Mễ Trì phân theo các ngành nghề[19]


Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số hộ
Tỷ lệ %
Số hộ
Tỷ lệ %
Số hộ
Tỷ lệ %
Hộ nông nghiệp
1779
44.1
1650
42.4
1123
24.9
Hộ tiểu thủ công nghiệp
270
8.1
277
7.1
130
2.9
Hộ thương mại, dịch vụ
370
5.1
835
29.0
1430
31.8
Hộ làm nghề khác
931
42.7
1129
21.5
1181
40.4
Tổng số
3350
100
3891
100
4494
100

Nguồn: Kết quả tổng hợp thông tin chung, năm 2005, UBND xã Mễ Trì
Như vậy thì quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động tại xã Mễ Trì diễn ra nhanh và rõ rệt. Điều này chứng tỏ một điều là ở Mễ Trì đã và đang chịu tác động mạnh của quá trình CNH – HĐH mà cụ thể là quá trình đô thị hóa.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của xã Mễ Trì diễn ra tương đối nhanh. Quy mô, cơ cấu việc làm, ngành nghề của lực lượng  lao ssoongj trong gia đình bị thu hồi đất  chuyển đổi mạnh hơn so với lực lượng lao động trong gia đình không bị thu hồi đất. Sự biến chuyển theo hướng giảm số lượng việc làm ở khu vực nông nghiệp và tăng số lượng việc làm ở khu vực thương mại và dịch vụ đã khiến cho cơ cấu ngành nghề  của lực lượng lao động cũng biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong thương mại và dịch vụ. Các hộ bị thu hổi đất buộc họ phải tìm mọi cách để sinh kế. Chẳng hạn như một số gia đình khôi phục lại ngành nghề truyền thống như nghề làm bún và nghề làm cốm. Mặc dù nghề làm bún và cốm cũng khá vất vả, nhưng nhiều hộ gia đình không còn đất nông nghiệp, họ đã tập trung đầu tư cho 2 nghề này ddeer sinh kế “ Hiện nay chúng tôi phải tập trung đầu tư nghề làm bún thì mới đủ sống vì ruộng bị thu hồi hết, trước đấy gia đình tôi nuôi lơn, trồng lúa, màu là chính, làm bún chỉ là phụ lấy tiền chi tiêu hàng ngày” (Nam, 43 tuổi, Phú Đô)[20].
Các gia đình tại Mễ Trì có xu hướng chuyển dịch từ lao động trong phạm vi gia đình, làm kinh tế hộ, sang khu vực lao động ngoài gia đình hoặc làm công ăn lương. Nhờ việc chuyển đổi việc làm và mở rộng quy mô việc làm đã giúp các gia đình có thu nhập cao và ổn định hơn. Mức sống của người dân ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm dần “Mức tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 15,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.500.000 đồng/người/năm. Số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm từ 38 hộ xuống còn 30 hộ chiếm 0,6%”[5].
 Như vậy thì việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong các gia đình tại xã Mễ Trì chủ yêu là chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngoài ra còn có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác như nghề truyền thống và chuyển dịch từ làm kinh tế hộ gia đình sang làm các ngành nghề dịch vụ khác như làm công ăn lương….
4.      Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2015.
4.1.   Dự báo cung lao động
Theo dự báo của TCTK, dân số nông thon từ 15 tuổi trở lên của nước ta có 53,8 triệu người năm 2015. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động hàng năm có xu hướng giảm nhẹ nhưng trong thời gian tới với việc Việt Nam là thành viêc của WTO có thể sẽ làm gia tăng  hoặc chững lại tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Ngược lại có lý do khiến cho sự thay đổi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm: SỐ thanh niên trẻ tham gia vào học tập gia tăng, thậm chí sẽ tăng mạnh khi nhu cầu về CMKT trở thành điều kiện thiết yếu đối với người tham gia thị trường lao động. Trong khi đó , số người không có khả năng lao động giảm nhẹ. Thêm vào đó là mức sống của các hộ gia đình nhìn chung được cải thiện khiến một tỷ lệ nhỏ phụ nữ rút khỏi thị trường lao động, lui vè chăm sóc gia đình, con cái, đặc biệt là phụ nữ ở thành thị
Thời gia tới, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng cao (từ 8-8,5%) nên khả năng thu hút lao điộng tham gia LLLĐ khá khả quan, kể cả đối với khu vực nông thôn, Tỷ lệ tham gia việc LLLĐ owr nông thôn sẽ ddwwocj duy trì ở mức khoảng 73% trong thời gian tới. Dự báo tốc độ tăng LLLĐ khu vực nông thôn tăng khá nhanh giai đoạn 2010-2015.
4.2.   Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm nông thôn
4.2.1.     Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành kinh tế.
Năm 2015 dự kiến lao động nông nghiệp, nông thôn sẽ giảm xuống còn 57%tương đương với 22 triệu người. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng gia tăng với tốc độ thấp hơn một chút so với giai đoạn trước nhưng lớn hơn nhiều về số lượng. Bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng cao với 466 ngàn người/ năm. Tốc độ tăng từ 7,02-7,99%/năm.
Ngành dịch vụ tăng khiêm tốn hơn do các hoạt động trong ngành này ở nông thôn không phong phú như ở thành thị. Tốc độ tăng chỉ đạt từ 3,67-3,7%. Mức tăng bình quân khoảng 212- 231 ngàn người/ năm.
4.2.2.     Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo loại hình công việc
Theo kết quả dự báo của TCTK, tỷ lệ lao động làm công khu vực Nhà nước tăng nhẹ sau 2015 ( từ 4,95% năm 2007 lên 5,05% năm 2015). Lao động làm công khu vực ngoài Nhà nước tăng mạnh dạt 18,38% trong tổng lao động nông thôn năm 2015. Lao động gia đình khong hưởng lương vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng cũng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, giảm 11% từ 2006- 2015.
4.2.3.     Chuyển dịch cơ cấu trình độ học vấn và CMKT của lao động nông thôn.
Dự báo, các trình độ văn hóa từ chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống có xu hướng giảm dần về tỷ lệ cũng như số lượng, trong khi đó các trình độ tót nghiệp tiểu học và Trung học cơ sở trở lên sẽ gia tăng. Các trình độ tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở vẫn chiếm trên 30% trong tổng LLLĐ nông thôn.
Lao động có CMKT ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 77% năm 2006). Dự báo giai đoạn 2006-2015 lao động không có CMKT giảm về tỷ lệ, trong khi không tăng hoặc tăng rất chậm về số lượng.

Kết luận
1.      Kết luận chung
Nhìn chung, cơ cấu lao động các gia đình nông thôn tại xã Mễ Trì chuyển dịch tương đối mạnh. Những nhân tố chính tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động này đó là nhân tố đô thị hoa và các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn. Những nhân tố này đã làm thay đổi cơ bản những vấn đề lao động tại Mễ Trì đó là: Cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều hướng từ nông nghiệp sang khu vực thương mại và dịch vụ. Các hộ gia đình cũng có nhiều sự chuyển đổi lao động sang những nghề nghiệp mà trước kia học cho là nghề phụ như những nghề truyền thống. Hay trong chính các hộ gia đình cũng có sự chuyển dịch từ làm kinh tế hộ sang làm công ăn lương.
Dự báo cơ cấu lao động đến năm 2015 chuyển dịch theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu. Đó là việc nâng cao chất lượng nguồn lao động. Lực lượng lao động tham gia thị trường ngày càng giảm trong khi đó cầu lao động có xu hướng gia tăng…
2.      Giải pháp – Khuyến nghị
2.1.   Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương.
Hoàn thiện công tác quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các chính sách thu hồi và đền bù khi thu hồi đất phải gắn với chiến lược phát triển và sử dụng nguồn lực nông nghiệp trong tương lai phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Tạo các vùng quy hoạch phát triển đô thị cần phải có sự tuyên truyền sâu rộng để người nông dân có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị
Xây dựng  và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tái địch cư, tạo việc làm, cung cấp thông tin việc làm cho người lao động, hỗ trọ sản xuất kinh doanh, phát triển làng  nghề truyền thống đặc thù. Hỗ trợ tham gia thị trường lao động.
Thực hiện công khai minh bạch, có hiệu quả các chủ  trương chính sách thu hồi và đền bù đất của Nhà nươc.
2.2.  Đối với người dân
Cần chủ động tích cực hơn nữa trong đầu tư cho nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn xã hội của gia đình: trnag bị những kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp cần thiết cho lưc lượng lao động; tăng cường các mối quan hệ xã hội, tìm hiểu các thong tin truyền thong về tuyển dụng lao động… dể tham gia vào thị trường lao động khi mất việc làm trong nông nghiệp do thu hồi đất, nhát là đối với những gia đình trong diện tích sẽ bị thu hồi đất.
Khi sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp, các hộ gia đình không nên chỉ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc… nên tìm cách phát huy lợi ích của số vốn có hiệu quả hơn.
Xã Mễ Trì, Từ Liêm (Hà Nội) có 450 ha đất nông nghiệp, diện tích đất đã thu hồi là 320 ha. Trong thời gian tới, sẽ thu hồi nốt 120 ha. Khoảng 2.000 hộ dân bị thu hồi 100% đất nông nghiệp cần được hướng nghiệp, đào tạo nghề. Theo quy định, những người bị thu hồi đất (nếu đi học nghề) được hỗ trợ 6.000.000 đồng, học nghề tại Trung tâm đào tạo nghề của TP Hà Nội. Trường hợp kinh phí học nghề lớn hơn 6.000.000 đồng thì người dân phải bù thêm tiền để học nghề. Người không tham gia học nghề thì không được hưởng hỗ trợ. Chủ trương như vậy, còn việc học và chuyển đổi nghề như thế nào thì ông Quýnh, Chủ tịch UBND xã, cho biết là cũng không nắm được. Hầu hết nông dân ở đây sau khi mất đất canh tác trở thành lao động tự do. Xã Mễ Trì có may mắn là sát với nội thành Hà Nội, người dân tận dụng tối đa đất còn lại để xây nhà cho thuê và đây là nguồn thu chính của họ.

Tài liệu tham khảo
1.            Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đo thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình ( Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1, năm 2008.
2.            Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Lan, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: Thực trạng và triển vọng đến năm 2015, Tạp chí Lao động và xã hội số 347, năm 2008.
3.            Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Lao động nông thôn: Thách thức và xu thế phát triển sau 2010.
4.            Ủy ban nhân dân xã Mễ Trì: “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ 2006”, 2005.
5.            Lê Xuân Bá, Phát triển việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn- thành thị ở cấp độ địa phương, Tạp chí Lao động và xã hội số 326, năm 2008.
6.           Trần Anh Phương, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản số 1, 2009, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/01/13/2217/ đọc ngày 17/04/2012.
7.            http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh, A Natural History of Families, Scott Forbes, Princeton University Press, 2005, ISBN 0-691-09482-9.
8.            Lê Thị Mai, Xã hội học lao động, NXB Lao động, 2004.
9.           Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. 2004
10.       Vũ Tuấn Anh- Nguyễn Xuân Mai. Những biến đổi kinh tế- xã hội của hộ gia đình. Nxb Khoa học xã hội. 2007.


[1] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 39.
[3] http://www.truongchinhtri-vp.gov.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=797&c=58. Kinh tế -chính trị Mác -Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ỏ Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, H..2004,  Tr. 94.

[4] Karl Marx. Tư bản: Phê phán khoa kinh tế chính trị. Tập 1. (1867), trong C. Mác và Awngghen. Toàn tập. NXB. Chính trị Quốc gia- Sự thật. Hà Nội 1993. Tập 23. Tr 266; Nguyễn Khắc Viện. Từ điển xã hội học. Nxb. Thế giới. Hà Nội. 1994. tr 168 – 169; Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. 2004. Tr 239- 240.
[5] Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. 2004. Tr  240.
[6] Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. 2004. Tr  271.
[7] Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. 2004. Tr  271.
[8] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 40.

[9] Trần Anh Phương, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản số 1, 2009, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/01/13/2217/ đọc ngày 17/04/2012.
[10] Trần Anh Phương, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản số 1, 2009, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/01/13/2217/ đọc ngày 17/04/2012.
[11] Số liệu TK Việc làm – Thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005 của Bộ LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm 2006, Bộ LĐTBXH, đĩa CD.
[12] Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê
[13] Bộ LĐ TBXH, Lao động nông thôn: Thách thức và xu thế phát triển sau giai đoạn 2010.
[14], 2  Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 42.

[16] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 43.
[17] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 44.
[18] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 41.
[19] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 40.
[20] Nguyễn Thị Kim Hoa, Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình (Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Tạp chí Xã hội học số 1 (101), 2008, tr 42.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét